Suy nghĩ thông thường làm hạn chế tính linh hoạt

1. Câu chuyện cho tiền

Có hai người cha lấy tiền tiêu vặt cho hai người con. Người cha thứ nhất cho con mình 1.500 đồng. Còn người cha kia cho con mình 1.000 đồng.

Nhưng khi hai người con đếm lại số tiền tiêu vặt của mình, thì số tiền tăng thêm của hai người con cũng chỉ là 1.500 đồng. Hỏi tại sao ?

2. Xe khách trên đường về quê

Một chiếc xe khách trở 8 hành khách trên đường về quê. Ở trạm đầu tiên có 3 hành khách lên xe. Trạm kế lên thêm 7 người, xuống 4 hành khách. Tại trạm kế nữa lên thêm 2 người và xuống 3 người.

Khi đến đoạn đường lên dốc bỗng xe chết máy. Vì thế tất cả mọi người trên xe đều xuống xe. Hỏi có bao nhiêu người xuống xe ?

3. Câu chuyện xây cầu

Hai bên bờ sông đặt hai điểm A và B như hình vẽ. Người ta muốn xây một chiếc cầu bắc ngang sông sao cho đi từ A đến B là ngắn nhất. Biết rằng chiều rộng con sông là không thay đổi và chiếc cầu không được bắc xiên.

4. Ai là kẻ nói dối ?

Trong ba người A, B, C thì có một người nói thật, còn hai người kia nói dối. Nếu hỏi họ ai là người nói dối thì họ sẽ trả lời là :

A: "B là kẻ nói dối".

B: "A mới là kẻ nói dối".

C: "Xưa nay chưa bao giờ B nói dối cả".

Hỏi rằng, ai mới là người nói thật ?


Đáp án: 

1. Hai người cha và hai người con ở đây muốn nói đến ba người có cùng huyết thống với nhau: Ông nội cho con của mình (cha) 1.500 đồng. Từ số tiền đó, cha lấy ra 1.000 đồng cho con của mình. Vì vậy số tiền tăng thêm của hai người con cộng lại cũng chỉ 1.500 đồng mà thôi. Bài học kinh nghiệm : Thông thường khi nói đến hai người cha và hai người con, ai cũng nghĩ là bốn người. Đây chính là cái "bẫy" của câu đố này. Sự hiểu biết và suy nghĩ thông thường đã làm hạn chế tính linh hoạt của chúng ta trong suy nghĩ giải quyết vấn đề.

2. Tổng cộng là 13 người ( kể cả tài xế )

3. Xây chiếc cầu rộng 300m. Đi theo đường xiên từ A đến B là con đường ngắn nhất. Bài học kinh nghiệm: Trong đề không giới hạn bề rộng của chiếc cầu. Nên chỉ có thể làm như trên mới phù hợp với đề bài. Nếu bị ràng buộc bởi hiểu biết thông thường, chiếc cầu chỉ rộng 10m đến 20m thì không thể giải đáp đúng câu hỏi trên.

4. Hãy chú ý đến nhân vật C

Giả sử C là người nói thật, suy ra B cũng nói thật, phi lý trái với giả thuyết chỉ có một người nói thật. Suy ra C là người nói dối. Từ điều C nói, ta suy ra B cũng là người nói dối. Từ điều B nói suy ra A là người nói thật. Điều này không có gì mâu thuẫn với lời nói của A.

Kết luận A là người nói thật.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Code JavaScript đọc số thành chữ